Các triệu chứng dị ứng da mẩn đỏ ngứa hay nổi mề đay vào ban đêm, nổi mề đay mẩn ngứa toàn thân đôi khi chỉ xuất hiện ở một vùng da nhất định trên cơ thể hoặc cùng lúc ở nhiều vị trí khác nhau. Đây không phải là bệnh nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và dễ để lại những vết thâm sẹo hay biến chứng nếu không được điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần hiểu rõ biểu hiện và nguyên nhân bị dị ứng da ngứa toàn thân và nổi mề đay để giúp bạn biết nổi mề đay làm sao hết nhé.

an outline of a cloud

1. Biểu hiện của dị ứng da mẩn đỏ ngứa

BẠN CÓ BIẾT

Việt Nam có khoảng 20% dân số mắc các bệnh dị ứng và độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao là 12-15 tuổi. Trong số đó, bị mẩn ngứa nổi mề đay hay nổi mề đay vào ban đêm là một trong những dạng bệnh lý dị ứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Nhưng liệu nguyên nhân có phải bạn ăn do những thực phẩm dễ gây dị ứng hay do tiếp xúc với chất gây dị ứng? Hãy cùng tìm hiểu.

Dị ứng da mẩn đỏ ngứa là tình trạng da xuất hiện các nốt đỏ li ti màu đỏ, hồng gây cảm giác ngứa, nóng rát hay châm chích.

Triệu chứng của dị ứng da mẩn đỏ ngứa xuất phát từ những phản ứng của mao mạch trung bì với các tác nhân nội sinh hoạt ngoại sinh gây ra các biểu hiện dị ứng.

Thông thường, khi bị mẩn ngứa nổi mề đay , cơ thể sẽ cảm thấy khó chịu và bứt rứt. Một số vị trí dị ứng da bị mẩn ngứa nổi mề đay, nổi mề đay ban đêm thường thấy ở tay, chân hoặc vùng mặt, lưng.

Tuy nhiên, ở một số trường hợp, triệu chứng có thể lan rộng khắp cơ thể dẫn đến tình trạng dị ứng da ngứa toàn thân khá nguy hiểm. 

an outline of a cloud

2. Vì sao da bị mẩn ngứa nổi mề đay?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị mẩn ngứa nổi mề đay hay nổi mề đay vào ban đêm thường do các yếu tố nội sinh như stress, rối loạn nội tiết, suy nhược cơ thể,… Ngoài ra, một số lý do ngoại sinh khác như tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như dị ứng thuốc, bị dị ứng thức ăn, dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ,...

  • Viêm da tiếp xúc

Khi da tiếp xúc với các tác nhân có khả năng kích ứng như xà phòng, hóa chất, chất tẩy rửa có độ kiềm cao. Đặc biệt với những người có cơ địa da nhạy cảm, tổn thương da có xu hướng lan dần trên khắp cơ thể dẫn đến hiện tượng nổi mề đay ngứa toàn thân.

Tài liệu tham khảo: Sở y tế Bắc Giang. Bệnh Viêm Da Dị Ứng : Hình Ảnh, Chẩn Đoán Và Cách Trị Hiệu Quả. Accessed June 6, 2021.

  • Bị mẩn ngứa nổi mề đay do dị ứng thức ăn

Bị dị ứng thức ăn là một trong những nguyên nhân bị mẩn ngứa nổi mề đay mà bạn cần lưu ý. Khi cơ thể phát hiện dị nguyên trong các thành phần gây dị ứng của thức ăn, chất histamin sẽ được sản sinh gây dị ứng mẩn ngứa hay nổi mề đay. Bạn cần tránh những thực phẩm dễ gây dị ứng để ngăn ngừa các triệu chứng bị dị ứng thức ăn trở nên nghiêm trọng hơn.

Tài liệu tham khảo:

  • NHS. Food allergy. Accessed June 6, 2021.
  • Mayo clinic .Food allergy. Accessed June 6, 2021.

Dị ứng thời tiết

Khi thời tiết thay đổi nhiệt độ hay độ ẩm đột ngột, hiện tượng dị ứng thời tiết xuất hiện với các triệu chứng như ho, hắt hơi, sổ mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt,… Một số người còn có thể gặp phải tình trạng viêm mũi dị ứng , dị ứng da mẩn đỏ ngứa, bị mẩn ngứa nổi mề đay hay nổi mề đay vào ban đêm khiến cơ thể mệt mỏi, uể oải. 

Khi bị dị ứng, bạn nên tránh tiếp xúc với các yêu tố gây dị ứng hoặc làm nặng tình trạng dị ứng như tránh nóng, lạnh, gió, ánh sáng mặt trời,... Bạn có thể tham khảo thêm viêm mũi dị ứng là gì và các cách làm giảm viêm mũi dị ứng để tránh cảm giác khó chịu kéo dài.

3. Cách phòng tránh dị ứng hiệu quả tại nhà

Khi bệnh mới phát và còn ở mức độ nhẹ, bạn nên áp dụng những cách làm giảm dị ứng da ngứa toàn thân nổi mề đay tại nhà, tránh trường hợp nổi mề đay vào ban đêm lây lan gây khó chịu và trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng tham khảo các bí quyết làm giảm hiệu quả triệu chứng bị mẩn ngứa nổi mề đay và tình trạng nổi mề đay vào ban đêm dưới đây nhé.

  • Ngăn ngừa bị mẩn ngứa nổi mề đay hiệu quả bằng thuốc kháng histamin

Nếu bạn đang gặp các bệnh về da do dị ứng như bị mẩn ngứa nổi mề đay , mề đay mạn tính, bạn có thể cân nhắc dùng thuốc kháng histamin. Đây là một trong những biện pháp hiệu quả để làm giảm hiệu quả triệu chứng dị ứng da cũng như cảm giác khó chịu, ngứa ngáy.

Bạn có thể tham khảo thuốc kháng histamin H1 với hai loại hiện có gồm thuốc thế hệ 1 và thuốc thế hệ 2. Một số loại thuốc kháng histamin H1 thế hệ 1 gồm có: Chlorpheniramine, triprolidine, doxylamine,…

Tuy nhiên, loại thuốc này thường gây một số tác dụng phụ như ức chế thần kinh trung ương. Do vậy, để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng thuốc, bạn không nên lái xe, làm việc trên cao hay những công việc cần sự tỉnh táo và tránh uống rượu.

Tác dụng phụ ức chế thần kinh trung ương sẽ ít gặp hơn với loại thuốc kháng histamin thế hệ 2 ra đời sau như loratadin, cetirizine, fexofenadin, acrivastine. Nếu bạn vẫn còn đắn đo, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp nhé.

  • Gặp bác sĩ chuyên khoa

Khi bạn thấy các triệu chứng dị ứng da mẩn đỏ ngứa hay do bị dị ứng thức ăn nổi mề đay vào ban đêm kéo dài nhiều ngày, bạn nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân, cách chữa trị nổi mề đay làm sao hết cũng như được tư vấn về những loại thuốc đặc trị khi bị mẩn ngứa nổi mề đay.

Lời kết

Trên đây là các bí quyết chúng tôi muốn chia sẻ để giải đáp thắc mắc nổi mề đay làm sao hết và giúp làm giảm dị ứng da ngứa toàn thân, nổi mề đay nhanh chóng, tiện lợi mà hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể thực hiện các biện pháp tại nhà mà không tốn chi phí nhiều. Chúc bạn mau chóng tạm biệt những vết dị ứng và tình trạng nổi mề đay vào ban đêm nhé.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tài liệu tham khảo: Cảnh giác dược. Các thuốc kháng histamin. Những điều cần biết. Accessed June 6, 2021.

LMR-CH-20210907-76