Dị ứng thời tiết: Cách phân biệt và phòng tránh hiệu quả

Bạn thường hay có triệu chứng dị ứng thời tiết khiến cơ thể cảm thấy khó chịu? Vậy dị ứng thời tiết kiêng gì và làm sao để phòng tránh? Cùng Clarityne tìm hiểu nhé.

Dị ứng thời tiết kiêng gì? Dị ứng thời tiết có lây không? Dị ứng thời tiết theo mùa là tình trạng bệnh lý không gây nguy hiểm nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nếu không biết khắc phục đúng cách sẽ khiến cơ thể cảm thấy khó chịu và ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt, giao tiếp hằng ngày. Vậy triệu chứng dị ứng thời tiết theo từng mùa khác nhau như thế nào? Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?

an outline of a cloud

 

1. Dị ứng thời tiết là gì?

Dị ứng thời tiết theo mùa là một trong những bệnh dị ứng phổ biến thường gặp trong đời sống hằng ngày. Các dấu hiệu dị ứng thời tiết xảy ra khi cơ thể phản ứng với các tác nhân như bụi mịn, phấn hoa , nấm mốc ,... phát triển bất thường trong không khí do sự thay đổi thời tiết hoặc độ ẩm. 

Ngoài ra, dị ứng thời tiết theo mùa thường bùng phát do sự thay đổi đột ngột của nhiệt độ trong không khí, chủ yếu vào giai đoạn giao mùa. Điều này làm kích thích phản ứng dị ứng và rối loạn hệ miễn dịch của cơ thể khi ở trong môi trường đó nên gây ra các triệu chứng dị ứng thời tiết theo mùa.

an outline of a cloud

2. Các triệu chứng dị ứng thời tiết phổ biến

Dị ứng thời tiết có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt là những người có cơ địa nhạy cảm. Các triệu chứng dị ứng thời tiết theo mùa có thể xuất hiện ở cả những người không có tiền sử dị ứng. Người bệnh thường sẽ có các biểu hiện về vấn đề hô hấp, mũi họng như hắt hơi, sổ mũi, ho, nghẹt mũi, chảy nước mắt và ngứa mắt, ngứa xoang, đau rát họng,... khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.

outlined nose sneezing

HẮT HƠI

outlined runny nose

SỔ MŨI

outlined itchy, watery eyes icon

NGỨA MẮT VÀ CHẢY NƯỚC MẮT

outlined illustration of nasal decongestion

NGHẸT MŨI

outlined itchy nose

NGỨA MŨI

Một số trường hợp dị ứng thời tiết theo mùa khác còn đi kèm với các triệu chứng như nổi mề đay dị ứng thời, ngứa da, mẩn đỏ với các mức độ ảnh hưởng khác nhau. Đa phần các trường hợp dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ có mức độ nhẹ nhưng lại ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả học tập hay năng suất công việc. Dị ứng thời tiết có thể tự thuyên giảm nếu cơ thể có chế độ sinh hoạt, ăn uống, rèn luyện thích hợp nhưng cũng có khả năng kéo dài dai dẳng nếu không được chữa trị kịp thời.

an outline of a cloud

 

3. Cách phân biệt dị ứng thời tiết theo mùa

Dị ứng thời tiết có lây không? Một số người có thể bị dị ứng thời tiết suốt cả mùa hoặc quanh năm. Nhưng liệu có phải dị ứng thời tiết là hiện tượng có thể xảy ra với cơ thể chúng ta bất kể mùa nào? Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu dị ứng thời tiết của từng mùa và dị ứng thời tiết kiêng gì để có cách đề phòng hiệu quả nhé. 

  • MÙA XUÂN

Nghĩ đến mùa xuân, chúng ta thường nghĩ đến tiếng ong vo ve, tiếng chim hót líu lo với trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc. Nhưng không chỉ có thế, mùa xuân đến cũng là thời điểm độ ẩm không khí gia tăng và phấn hoa khuếch tán tràn lan khiến cơ thể dễ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng thời tiết theo mùa. Ngoài ra, các loại nấm mốc trong nhà hay ngoài trời cũng là nguyên nhân phổ biến gây ra triệu chứng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, hắt hơi,... mà bạn cần đề phòng.

  • MÙA HÈ

Bạn biết đấy, thời tiết mùa hè thường nắng nóng, nhiệt độ cao với cường độ ánh sáng mạnh. Đây là mùa cho những chuyến du lịch thả phanh cùng gia đình, bạn bè với tiệc nướng, lễ hội và các hoạt động vui chơi ngoài trời khác. Nhưng bạn sẽ gặp nhiều bất tiện khi phải ở trong nhà vì cơ thể xuất hiện các triệu chứng dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ với phấn hoa . Sở dĩ vì đây chính là thời điểm vàng cho quá trình thụ phấn nhiều loại cây phổ biến như nhãn, vải, xoài… ở Việt Nam. Do đó, quá trình phát tán phấn hoa cao làm tăng nguy cơ gây nổi mề đay dị ứng thời tiết với những người có cơ địa nhạy cảm.

Ngoài ra, môi trường ẩm ướt như phòng tắm, nhà bếp,… là những nơi lý tưởng khiến cho bào tử nấm sinh sôi và phát triển. Theo tổ chức Asthma và Allergy của Mỹ, nấm mốc thường xuất hiện lẫn trong không khí, đặc biệt nhiều vào thời điểm cuối hạ. Vì vậy, chúng ta rất dễ vô tình hít phải chúng và gây nên một số triệu chứng dị ứng thời tiết theo mùa như dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ, thở khò khè, hắt hơi, sổ mũi,…

  • MÙA THU

Mùa thu là một mùa tràn ngập không khí trong lành với thời tiết mát mẻ và dễ chịu. Nhưng bạn cần cẩn thận với những nơi có cây cối ẩm ướt, vì đây có thể là nơi sinh sản ra nấm mốc - tác nhân dễ gây ra các dấu hiệu dị ứng thời tiết.

Ngoài ra, phấn hoa cũng là một trong các tác nhân gây dị ứng lớn nhất vào mùa thu. Điển hình như phấn hoa của cúc vàng có thể đi hàng trăm dặm trên gió, hay phấn hoa đến từ một số loại trái cây rau quả khác như bí, dưa, chuối,... cũng có thể gây ra các dấu hiệu dị ứng thời tiết.

Đồng thời, bạn cũng cần đề phòng với các mạt bụi trong thời điểm chuyển giao hè sang thu; khi các mạt bụi kích hoạt, bạn có thể dễ bị bệnh dị ứng thời tiết với các triệu chứng như nổi mề đay dị ứng thời tiết, hắt hơi, thở khò khè và sổ mũi.

  • MÙA ĐÔNG

Khi nhiệt độ giảm xuống thấp, đặc biệt là lạnh dưới mức đóng băng, hầu hết các chất gây dị ứng ngoài trời không gây ảnh hưởng quá nhiều. Do đó, những người bị dị ứng phấn hoa theo mùa sẽ giảm bớt các triệu chứng sở dĩ vì phấn hóa hạn chế khuếch tán trong nhiệt độ lạnh.

Nhưng nếu bạn có dấu hiệu hắt hơi và xì mũi trong những tháng mùa đông, điều đó cho thấy bạn đã có triệu chứng dị ứng thời tiết theo mùa. Nguyên nhân có thể do cơ thể bạn phản ứng với các chất gây dị ứng trong nhà, chẳng hạn như nấm mốc , lông thú cưng hoặc mạt bụi nhà. 

an outline of a cloud

 

4. Cách đề phòng dị ứng theo mùa

Nhiều bạn thắc mắc dị ứng thời tiết có lây không và dị ứng thời tiết kiêng gì? Dị ứng thời tiết theo mùa là căn bệnh khó để chữa trị dứt điểm nhưng và chúng ta vẫn có thể ngăn ngừa các tác nhân gây kích ứng, giảm thiểu tối đa các triệu chứng để tránh trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng. Bạn hãy tham khảo một số phương pháp bổ ích dưới đây: 

  • Bạn nên thường xuyên xem dự báo thời tiết để có những chuẩn bị kịp thời và các biện pháp đề phòng để giúp cơ thể không bị sốc trước sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây ra tình trạng dị ứng thời tiết theo mùa.
  • Bạn cần phải đeo khẩu trang khi đi ra ngoài nếu bị dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ hay bị viêm mũi dị ứng để hạn chế tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa , các loại nấm mốc ,... 
  • Bạn nên giặt ga giường, chăn gối bằng nước nóng đều đặn mỗi tuần một lần và sử dụng các tấm phủ chống dị ứng để che ga giường và gối, giúp bạn hạn chế được các loại bụi, vi khuẩn sản sinh gây ra dị ứng thời tiết nổi mẩn đỏ.
  • Bạn cần ăn đủ chất dinh dưỡng với nhiều rau củ quả, uống nước thường xuyên và nước ép trái cây chứa vitamin C giúp gia tăng khả năng miễn dịch cho cơ thể của bạn.
  • Bạn cần tăng cường thể dục thể thao giúp nâng cao sức khỏe và sử dụng các thuốc kiểm soát triệu chứng dị ứng theo hướng dẫn của dược sĩ, bác sĩ.

Khi áp dụng các phương pháp nêu trên mà vẫn không thấy hiệu quả với tình trạng dị ứng thời tiết theo mùa, thì bạn cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán cũng như biết rõ dị ứng thời tiết kiêng gì và có cách điều trị kịp thời để tránh trường hợp bệnh dị ứng thời tiết theo mùa kéo dài dai dẳng. 

an outline of a cloud

 

Lời kết

Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên các bạn đã có thêm những thông tin bổ ích về dị ứng thời tiết là gì và dị ứng thời tiết kiêng gì? Cách phân biệt các triệu chứng dị ứng thời tiết theo mùa và cách phòng ngừa bệnh này cho bản thân và gia đình một cách hiệu quả. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Các bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Chúc các bạn và gia đình có thật nhiều sức khỏe! 

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Dị ứng thời tiết dễ gặp trong mùa xuân. Sức khỏe đời sống. Accessed March 17, 2021.
  2. Common Seasonal Allergy Triggers. American College of Allergy, Asthma & Immunology. Accessed December 28, 2017.
  3. Dị ứng thời tiết: Những điều cần biết. Sở Y Tế Hà Nội. Accessed April 07, 2020.

L.VN.MKT.06.2021.1461